Home » , » 1000 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

1000 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

Written By: LichsudialiGDCD on Monday, November 28, 2016 | 2:50 AM

                                         1000 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

Câu 25: Lí do Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rơ ̃về khoa học-kĩ thuật
a/. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
b/. Chính sách Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học- kĩ thuật, coi đây là trung tâm  chiến lược để phát triển đất nước
c/. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ.
d/. Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh

Câu 26: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai
a/. Biết xâm nhập thị trường thế giới
b/. Tác dụng của những cải cách dân chủ
c/. Truyền thống " Tự lực tự cường"
d/. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
Câu 27: Thời gian thành lập khối thị trường chung Châu Âu ( EEC)
a/. Tháng 1-1949 b/. Tháng 5-1955
c/. Tháng 3-1957 d/. Tháng 3-1958
Câu 28: Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc
a/. Tháng 9-1967 b/. Tháng 9-1977
c/. Tháng 9-1987 d/. Tháng 9-1997
Câu 29: Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
a/. Do yêu cầu cuộc sống
b/. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai
c/. Những thành tựu khoa học- kĩ thuật  cuối thế kỷ XIX đầu thế kỹ XX, tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai
d/. Tất cả đều đúng
Câu 30: Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế  trong những năm 1945 - 1950 là:
  a/. Liên Xô nhanh chóng khôi phục đất nước bị chiến tranh tàn phá.
  b/. Tiến hành công cuộc xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.
  c/. Xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với Mĩ.
  d/. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.
Câu 31:  Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là:
  a/. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
  b/. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của    trái đất.
  c/. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
  d/. Giữa thập niên 70 (thế kỉ XX), sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
Câu 32: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ ?
  a/. Mở rộng lãnh thổ.
  b/. Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
  c/. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
  d/. Khống chế các nước khác.
Câu 33: Khối quân sự  được thành lập ở Đông Nam Á vào 9/1954 là:
  a/. NATO  b/. CENTO
  c/. SEATO  d/. ASEAN
Câu 34:Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc  (8/1967) là:
  a/. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
  b/. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
  c/. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
  d/. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
Câu 35: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi Vì sao?
  a/. Tất cả các nước châu Phi đêu giành được độc lập .
  b/. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lựợt tan rã .
  c/. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập .
  d/.Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi .
Câu 36: Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi:
  a/. Ai Cập  b/. Tuynidi
  c/. Angôla  c/. Angiêri
Câu 37: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản  của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi:
  a/. Năm 1960 "Năm châu Phi" .
  b/. Năm 1962 Angiêri giành được độc lập .
  c/. 11/11/1975 nước cộng hòa nhân dân Angôla ra đời .
  d/. Năm 1994 Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen  đầu tiên ở Nam Phi .
Câu 38: Vì sao  sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ la tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
  a/. Ở đây thường xuyên xãy ra cháy rừng .
  b/. Ở đây nhân dân đã đứng lên chống đế quốc Mĩ .
  c/. Ở đây có cuộc cách nổi tiếng nổ ra và thắng lợi ở Cuba .
  d/. Các nước đế quốc dùng Mĩ la tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ .
Câu39: Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh" ?
  a/. Achentina
  b/. Chi lê
  c/. Nicanagoa
  d/. Cuba
Câu 40 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế -  tài duy nhất của thế giới trong thời gian nào của thế kỉ XX ?
  a/. Thập niên 40 - 50.  b/. Thập niên 50 - 60.
  c/. Thập niên 60 - 70.  d/. Thập niên 70 - 80.
Câu 41: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là:
  a/. Kennơđi b/. Nichxơn
  c/. B. Clintơn d/. G. Bush
Câu 42: Mĩ đã tuyên bố xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào thời điểm nào ?
  a/. Năm 1976.   b/. Năm 1994.
  c/. Năm 2004.     d/. Năm 2006.
Câu 43: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớ n của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
  a/. Mĩ - Anh  - Pháp.   b/. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
  c/. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.   d/. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Câu 44: Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 - 73 của thế kỉ XX là do:
  a/. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của thế giới phát triển mạnh.
  b/. Làm giàu trong cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Triều Tiên.
  c/. Làm giàu trong cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam.
  d/. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 45: Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào ?
  a/. Tháng 2/1945  b/. Ngày 12/3/1947
  c/. Tháng 7/1947  d/. Ngày 4/4/1949
Câu 46: Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là:
  a/. Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang .
  b/. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới .
  c/. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu .
  d/. Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt .
Câu 47:Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta" ?
  a/. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng .
  b/. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
  c/. Thế giới đã xãy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
  d/. Tất cả các lí do trên
Câu 48: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện
  a/. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) nă 1972.
  b/. Định ước Henxinki năm 1975.
  c/. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)
  d/. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991 )
Câu 49: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật lần thứ  hai.
  a/. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
  b/. Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.
  c/. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
Câu 50: Hai cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua, là những cuộc cách mạng nào ?
  a/.Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX
  b/.Cuộc caćh mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX
  c/.Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX vàcuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX
  d/.Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX


Video - Có thể bạn quan tâm: Thiếu úy Công an Sài gòn tay không hạ gục phụ nữ

0 comments:

Post a Comment